Kết Bùi Thị Xuân

Bộ đồ thờ giản dị tại từ đường họ Bùi. Cổ vật hiện được trưng bày trong Bảo tàng Quang Trung (Bình Định, Việt Nam).

Sử gia Phạm Văn Sơn, viết:

Người ta cảm phục Bùi Thị Xuân chẳng riêng chỗ bà có nhan sắc hơn người, mà còn ở chỗ có gan dạ và trí lược của một đại tướng. Người ấy đã có công gây dựng một phần sự nghiệp của chồng và của ba anh em vua Tây Sơn, đã bao phen xuất nhập chiến trường, vào sinh ra tử...[12]

Giáo sư sử học Nguyễn Khắc Thuần, viết:

Trong khởi nghĩa Tây Sơn nói riêng và trong lịch sử quân sự Việt Nam nói chung, Bùi Thị Xuân là một hiện tượng rất đặc biệt. Cùng với chồng và hàng vạn các nghĩa sĩ Tây Sơn, bà đã đi suốt cả một cuộc trường chinh ba chục năm trời, anh dũng chống cả thù trong lẫn giặc ngoài, một lòng một dạ vì sự nghiệp cứu dân cứu nước. Từ một phụ nữ bình thường, Bùi Thị Xuân đã trở thành một danh tướng được đời đời kính trọng...[13]

Cảm phục bà, một người không rõ tên, đã làm bài thơ sau:

Vận nước đang xoay chuyểnQuần thoa cũng vẫy vùngLiều thân lo cứu chúaCông trận quyết thay chồng.Khảng khái khi lâm nạn!Kiên trinh lúc khốn cùngNgàn thu gương nữ liệtGương sáng hãy soi chung.

Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bài bút ký Còn mãi đến bây giờ:

Các gia đình họ Bùi hiện còn ở làng này đều là phái nhánh, còn phái chánh (tức phái của Bùi Thị Xuân) đã bị Gia Long giết sạch.Bà sanh ở ấp Xuân hòa, nay gọi là Phú Xuân. Lớn lên, bà đi học võ nghệ với một võ sư người việt ở Thuần Truyền. Lò võ đó nổi tiếng từ thời Lê đến nay. Môn sinh rất đông, cả nam lẫn nữ và bà làm trưởng môn. Ít lâu sau ngày Tây Sơn khởi nghĩa, bà dẫn cả đoàn võ sinh đến tòng quân, theo Nguyễn Huệ đánh Đông dẹp Bắc, sự nghiệp lừng lẫy. Ở bên Phú An nay hãy còn một đám đất gọi là Trường Võ, đó là nơi bà mở trường dạy võ nghệ cho các nghĩa sĩ trong quân đội Tây Sơn.Thuở ấy, bà Bùi Thị Xuân còn là một nữ tướng trẻ tuổi, xinh đẹp. Ngoài tài năng võ nghệ, cầm binh, huấn luyện voi rừng (nghe đâu dãy gò Dinh, sông Côn là bãi tập voi của bà)...bà còn giỏi cả việc đi buôn trầu ở An Khê, có tài thuyết phục người ở miền Thượng hơn cả Nguyễn Nhạc, giỏi cả việc khai hoang, làm thủy lợi như biến lòng một con suối khô, chỉ toàn là cát đá thành vùng đất màu mỡ "nhất đẳng điền" tên là ruộng Trại, rộng hơn hai chục hécta để lấy lúa nuôi quân...Để đến nhà bà, chúng tôi đi thêm một quãng đường làng, rẽ vào một xóm nhỏ gồm ba bốn túp nhà xúm xít trên một khu đất chật chội, dừng lại trước một căn nhà hoang vắng. Đó chỉ là một căn nhà nhỏ, quá nhỏ đến không ngờ, nhà rường ba gian nhưng tất cả chỉ rộng độ 5 mét, nên 2 gian bên bị ép lại thành hai cái chái chật chội chỉ vừa đủ đặt một chiếc chõng đơn cho một người nằm...Đồ đạc không còn lại gì, ngoài một chiếc tủ gỗ mộc, phía dưới có những ngăn kéo, hình như xưa dùng để đựng quần áo. Tất cả chỉ có thế, từ thế kỷ 18 cho đến bây giờ!...[14]